Cà tím - Eggplant

GUfoods
Thứ Hai, 06/09/2021

Tổng quan

Cà tím là một loại cây thuộc họ cà, cùng họ với cà chua, cà pháo,... được sử dụng như một thực phẩm trong chế độ ăn uống của các gia đình. Không chỉ tăng thêm vị thơm ngon, hấp dẫn cho bữa ăn hàng ngày, cà tím còn sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích cho sức khỏe, là thực phẩm bổ sung giúp bồi bổ cơ thể cho các thành viên trong gia đình.

Cà tím - Eggplant

Nguồn gốc và đặc điểm

Cà tím (tên khoa học: Solanum melongena L) có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Từ 1500 năm trước, cà tím đã được trồng khắp Đông Bắc Ấn Độ và vùng tây nam Trung Quốc. Cà tím cũng là loại cây bản địa, được trồng nhiều tại Bắc thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

Vào những năm 1800, khi thương mại phát triển, thúc đẩy giao thương giữa các nước dễ dàng hơn, cà tím đã được người dân Ba Tư, Ả Rập, Tây Ban Nha mang đi chào bán tại các nước châu Phi, châu  u và Mỹ.

Cà tím là cây thân thảo ưa nhiệt. Thân cây cà tím thường cao từ 50- 150cm, có gai nhỏ. Lá cà lớn với phiến lá rộng, mặt dưới lá có lông tơ bao phủ. Hoa cà tím có màu từ trắng đến tím nhạt, nhị hoa có màu vàng.

Quả cà tím là loại quả mọng đơn lẻ, thuôn dài, vỏ bóng loáng với màu từ tím nhạt đến tím sẫm. Chiều dài một quả cà tím thường dao động từ 15- 24cm với đường kính từ 4-5 cm hoặc có thể lớn hơn tùy loại. Trong đó giống cà tím Nhật Bản và một số quốc gia phương Đông thường thon dài và có vỏ mỏng hơn giống cà tím được trồng tại các khu vực khác. 

Trên thị trường hiện nay có 3 loại cà tím phổ biến cà tím phổ biến được phân biệt qua hình dáng của quả. Cụ thể:

  • Cà tím tròn: có hình tròn hoặc hình có hình như một nắm tay
  • Cà tím dài: có hình dáng dài, thân nhỏ, phần đầu quả thuôn nhỏ hơn so với phần phía dưới
  • Cà tím dạng củ: là loại nằm giữa cà tím tròn và cà tím dài, có kích thích dài vừa phải, phần đầu quả thuôn nhỏ hơn so với phần phía dưới tương tự như loại cà tím dài nhưng phần đuôi lại phình to tròn tương tự như cà tím tròn.

 

Giá trị dinh dưỡng

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà tím xuất phát từ vitamin, khoáng chất và hàm lượng dinh dưỡng chứa trong nó. Cà tím là nguồn giàu vitamin C, K, B6, thiamin, niacin, magiê, phốt pho, đồng, chất xơ, axit folic, kali và mangan. Nó hầu như không có cholesterol, hoặc chất béo bão hòa.

Cứ trong 100g cà tím tươi sống gồm có các chất dinh dưỡng như:

  • Năng lượng: 25 Kcal
  • Carbohydrate: 6g
  • Chất đạm: 1g
  • Chất béo: 0g
  • Chất xơ: 3 g
  • Folate: 22 microgram
  • Vitamin A: 23 IU
  • Vitamin C: 2,2 milligram.
  • Vitamin K: 3,5 microgram.
  • Canxi: 9 miligam.
  • Sắt: 0,23 miligam.
  • Magie: 14 miligam.
  • Phốt pho: 24 miligam.
  • Kali: 229 miligam.

 

Các tác dụng với sức khỏe

Ngừa ung thư

Nhờ chứa hàm lượng chất xơ vô cùng cao, cà tím là 'chiến binh' hàng đầu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư ruột kết, trực tràng,... Chất xơ có trong cà tím khi đi vào cơ thể và di chuyển đến ruột sẽ có 'nhiệm vụ' hấp thụ và loại bỏ các độc tố cũng như hóa chất gây nên ung thư ruột kết.

Hơn thế nữa, cà tím còn chứa acid chlorogenic - một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt các gốc tế bào có hại, làm chậm quá trình lão hóa cũng như phòng ngừa được một số các loại ung thư khác.

Từ đó cho thấy, duy trì dùng cà tím sẽ giúp bạn có một đường ruột sạch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư thường gặp.

cà tím tươi

Bảo vệ tim mạch

Là một thực phẩm giàu kali hàng đầu, cà tím chính là 'người bạn thân' của hệ tim mạch.
Chất kali có trong cà tím giúp nhịp tim của bạn ổn định hơn, thêm vào đó, cà tím còn chứa nhiều flavonoid - một chất tuyệt vời có khả năng loại bỏ cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol có lợi cho cơ thể, do vậy, việc tiêu thụ cà tím sẽ giúp hạ thấp tối đa lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Bên trong cà tím rất giàu chất sắt, vì vậy, cà tím chính là một trong những thực phẩm giúp bổ sung chất sắt hàng đầu cho cơ thể, do đó, ăn cà tím sẽ giúp bạn ngăn chặn được tình trạng thiếu máu hay gặp phải, ngoài ra, hàm lượng chất sắt có trong cà tím còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phát triển các tế bào hồng cầu nhờ có khả năng chuyển hóa protein đa dạng.

Tăng sức đề kháng

Hàm lượng sắt có trong cà tím ngoài việc giúp ngăn ngừa thiếu máu, chúng còn đóng vai trò to lớn trong việc giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Sắt, vitamin, potassium và rất nhiều phân tử nước bên trong cà tím có chức năng là ổn định nhịp tim, giúp tim hoạt động trơn tru và kích thích nhịp tim đập tốt hơn. Hơn thế nữa, cà tím còn chứa vô số các chất khác có lợi cho xương như magiê, kali, canxi cùng với vitamin A, C đây đều là những chất có tác dụng cải thiện cấu trúc của xương khớp mà đồng thời chúng còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể.

Chữa chứng hay quên

Một tác dụng tuyệt vời khác của cà tím mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là chúng có khả năng cải thiện trí nhớ, chữa chứng hay quên.

Nhờ chứa chất dinh dưỡng 'vàng' phyto - chất có khả năng loại bỏ độc tố tích tụ trong não và giúp tăng lưu lượng máu truyền lên não, do đó cà tím là một thực phẩm trong số ít thực phẩm có khả năng cải thiện trí nhớ và khả năng phân tích.

Ngoài ra, magiê có trong cà tím một lần nữa phát huy tác dụng, giúp phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ cũng như sự bồn chồn lo lắng mà chúng ta hay gặp phải. Do đó, sử dụng cà tím là rất tốt cho nhận thức và sức khỏe tinh thần.

Làm đẹp da và mái tóc

Ngoài những công dụng tốt cho sức khỏe thì cà tím còn được biết đến với khả năng 'nâng cấp' nhan sắc cho chị em.

Cà tím là thực phẩm chứa nhiều vitamin B3, do đó có khả năng kích thích tóc mọc nhanh hơn và khỏe hơn, ngoài ra vitamin A dồi dào có trong cà tím cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng rụng tóc mà chị em thường gặp cũng như cung cấp độ ẩm cần thiết cho mái tóc luôn bóng mượt và khỏe mạnh.

Hơn thế nữa, nhờ giàu nước mà cà tím còn có thể 'đồng hành' cùng với những người có làn da khô, giúp bạn 'tạm biệt' làn da và mái tóc nhăn nheo, khô ráp.

Cách chọn mua và sơ chế

Cách chọn mua cà tím

Khi mua, bạn nên chú ý những quả cà tím có vỏ mịn màng, sáng bóng, màu sắc đồng nhất và cầm chắc tay. Bạn có thể chú ý đến phần núm của quả cà để xác định độ tươi, vùng giữa núm và vỏ của quả cà nối liền nhau là quả cà tươi, non và ngon.

Để kiểm tra độ chín, bạn ấn nhẹ ngón tay vào vỏ của quả cà. Sau khi ấn xong, trên da cà tím để lại một dấu ấn hằn thì đó là cà tím đã chín. Còn nếu quả cà hơi cứng, màu sắc của vỏ ở khoảng màu tím hồng, tím nhạt thì đó là quả già, không nên mua. Bạn cũng nên lưu ý tránh mua những quả cà tím có vỏ bị nhăn hoặc có nhiều vết thâm, sạm trên vỏ. Thông thường, cà tím ngon nhất là vào thời điểm tháng 8, tháng 9.

Cách sơ chế

Để giảm bớt vị đắng và làm săn chắc thịt của cà tím, bạn có thể rắc muối vào và để yên trong vòng một giờ. Sau khi ướp muối, bạn thấm ít nước lên khăn giấy là lau sạch muối dính trên bề mặt của miếng cà tím rồi chế biến món ăn theo ý thích. Vỏ cà tím cũng có thể ăn được hoặc loại bỏ.

Cách bảo quản

Sau khi mua được cà tím ngon, bạn cũng nên biết cách bảo quản cà tím được tốt nhất trước khi đem vào nấu nướng. Cà tím sau khi mua tốt nhất nên được chế biến trong vòng 1 ngày sau khi mua, nhưng nếu chưa tiện chế biến được, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh từ 2-3 ngày. Cà tím rất dễ bị dập do lớp vỏ của nó khá mỏng manh, vì vậy, phải bảo quản cà tím cẩn thận.

Trước khi bỏ vào tủ lạnh, bạn có thể bọc chúng trong một chiếc khăn giấy. Tránh để cà tím vào trong bịch kín, vì như thế sẽ làm cho cà tím nhanh hư rất là nhiều. Bên cạnh đó, cà tím cũng rất nhạy cảm với khí Ethylene, do đó bạn không nên bảo quản chung cà tím với những loại quả sản sinh ra khí Ethylene nhiều như cà chua, chuối và dưa hấu. Cà tím khi nấu chín có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.

Cách chế biến phù hợp

Rang, chiên, xào, hấp, nướng,...